image banner
Gia Lộc: Hội chủ động xây dựng 29 mô hình kinh tế tập thể
Lượt xem: 2370
(Cổng ĐT HND)- Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Gia Lộc, Hải Dương đã phát động các hộ nông dân đăng ký phấn đấu trở thành hộ nông dân SXKD giỏi. Toàn huyện có 15.247 hộ đăng ký đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi 4 cấp, đạt 65,01% so với hộ nông dân.
Phó Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN Phạm Tiến Nam tham quan mô hình trồng rau sạch huyện Gia Lộc, Hải Dương

Bình xét cuối năm có 11.482 hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi 4 cấp, bằng 75,3% so với hộ đăng ký; 153,1% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Trong đó, cấp trung ương 20 hộ, cấp tỉnh 512 hộ, cấp huyện 1.715 hộ, cấp cơ sở 9.235 hộ.


Hội vận động các hộ hội viên, nông dân đăng ký cam kết sản xuất kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổng số có 21.081 hộ đăng ký, đạt 89,9% so với hộ nông dân. Bình xét cuối năm có 14.187 hộ đạt yêu cầu sản xuất kinh doanh nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bằng 67,3% so với hộ đăng ký.


Cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký giúp giúp đỡ 948 hộ nghèo, bình xét cuối năm có, 198 hộ thoát nghèo có địa chỉ cụ thể. Một số cơ sở Hội tiêu biểu như: Đồng Quang, Quang Minh, Toàn Thắng …

 
Thực hiện kế hoạch Liên ngành Hội Nông dân huyện - Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện về  thực hiện Đề án “Quy hoạch và xây dựng vùng rau, hoa, quả tập trung theo hướng an toàn tiến tới sạch phù hợp với kinh tế nông nghiệp ven đô”, làm tốt công tác quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể "Rau an toàn Gia Lộc". Đăng ký mã xác thực, tem truy xuất nguồn gốc với 02 sản phẩm (dưa lưới, súp lơ).


Hội đã chủ động xây dựng 29 mô hình kinh tế tập thể (trong đó cấp huyện: 04; cấp cơ sở: 25). Các mô hình triển khai có hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội, từ việc tổ chức dạy nghề tại chỗ, tập huấn kỹ thuật tại hộ, tổ chức hội thảo, sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, cho vay vốn như: Mô hình liên kết về chăn nuôi – thủy sản xã Gia Khánh, 35 thành viên.


Hình thức hỗ trợ: Vay vốn quỹ HTND 400 triệu đồng, vốn Ngân hàng CSXH 520 triệu đồng, 01 lớp dạy nghề tại chỗ, 03 buổi hội thảo, sinh hoạt để trao đổi thông tin thị trường, kỹ thuật phòng, chữa bệnh trên cá.


Mô hình sản xuất chuyên canh cây rau màu theo hướng an toàn sản phẩm tại thôn Bái Hạ, xã Toàn Thắng, 32 hộ tham gia.


Hình thức hỗ trợ: Vay vốn quỹ HTND 500 triệu đồng, vốn Ngân hàng CSXH 370 triệu đồng, 02 lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón, kỹ thuật chăm sóc cây rau màu theo hướng an toàn, cung ứng trên 25 tấn phân bón chậm trả, liên kết tiêu thụ nông sản, hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng tem truy xuất nguồn gốc gắn với sử dụng nhãn hiệu Rau an toàn Gia Lộc ...


Mô hình  sản xuất, ấp nở giống con gia cầm, thủy cầm xã Yết Kiêu, 41 thành viên. Hình thức hỗ trợ: Vay vốn quỹ HTND 400 triệu đồng, vốn Ngân hàng CSXH 230 triệu đồng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đề nghị Chi cục Thú y công nhận cơ sở chăn nuôi đạt cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, tổ chức 4 cuộc thảo luận, trao đổi kinh nghiệm ...


Hội Nông dân huyện trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột giống PC2, diện tích 5ha, tại xã Đồng Quang.


Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giá giống, 300.000 đồng/sào thuốc bảo vệ thực vật, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm (thu mua theo giá thị trường, giá thấp nhất là 5.000đ/kg), tập huấn kỹ thuật trên đồng ruộng ... 


Đây là mô hình có sự liên kết chặt chẽ giữa tổ chức Hội – Nhà khoa học – Doanh nghiệp tiêu thụ; là cơ hội để quảng bá nhãn hiệu Rau an toàn Gia Lộc đến người tiêu dùng và đặc biệt, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên nông dân.


Mô hình 2, Hội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm thuộc Viện nghiên cứu rau, quả cung ứng, hỗ trợ giá giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cung ứng trên 5.000 cây các loại, tại 18/18 cơ sở Hội. Mô hình vận động hội viên, nông dân xây dựng nhà màng, nhà lưới, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mức hỗ trợ 100.000đ/m2 nhà màng, 50.000/m2 nhà lưới, đến nay toàn huyện có 118.018m2 nhà màng, nhà lưới.


Phối hợp cùng Hội ND tỉnh chỉ đạo, thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau Súp – lơ" tại thôn Lúa, xã Đoàn Thượng, với 45 hộ tham gia, tổng diện tích 8 ha, tại thôn Lúa.


Đồng thời, tổ chức 01 hội nghị tập huấn kỹ thuật sản xuất tại địa phương 100% thành viên. Hỗ trợ các hộ tham gia thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây và ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.


Ngoài ra, các cơ sở Hội đã xây dựng những mô hình liên kết đạt hiệu quả cao như: Chăn nuôi – thủy sản (Hậu Bổng, Quang Minh; Phương Bằng, Hồng Hưng; Quang Tiền, Đồng Quang; Khay, Thống Nhất; Cao Duệ, Nhật Tân ...); Sản xuất, thu mua nông sản (Kênh Triều, Thống Kênh; Bái Thượng, Toàn Thắng; Cao Duệ, Nhật Tân ...); Tổ liên kết trồng bưởi đào (Gia Lương), THT sản xuất và tiêu thụ đào hoa (Gia Tân) ...


Năm 2020, toàn huyện xây dựng mới được 20 Chi Hội ND nghề nghiệp, 630 thành viên; 38 Tổ Hội ND nghề nghiệp, 347 thành viên. Trong đó,  Hội ND huyện chỉ đạo ra mắt 02 chi hội nông dân nghề nghiệp (Chi Hội NDNN sản xuất cà chua T15, An Thư, Đồng Quang, 35 thành viên; Chi Hội NDNN sản xuất rau an toàn Đỗ Xuyên, Quang Minh, 35 thành viên); 02 Tổ Hội NDNN (Tổ hội sản xuất bắp cải chịu nhiệt (Nam Cầu 6, Phạm Trấn; Tổ hội sản xuất măng tây Bái Thượng, Toàn Thắng); Cấp cơ sở thành lập 18 Chi Hội NDNN, 38 Tổ Hội NDNN.


Các mô hình của Hội từng bước được khẳng định như quản lý và quảng bá nhãn hiệu tập thể Rau an toàn Gia Lộc; thành lập mới các Tổ hợp tác, Hợp tác xã; chi, tổ hội nghề nghiệp; xây dựng tem truy xuất nguồn gốc cho hộ cá thể và một số HTX sản xuất rau, củ quả; xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất – sơ chế - tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1