image banner
Hải Dương : Xây dựng 163 mô hình tổ hội nghề nghiệp với trên 2.700 hội viên
Lượt xem: 2252
(Cổng ĐT HND)- Các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động xây dựng được 418 mô hình kinh tế tập thể hiệu quả và thể hiện rõ sự tác động của Hội, trên 80% số cơ sở Hội trong tỉnh có ít nhất 01 mô hình/cơ sở. 
Sản phẩm rau của các chi, tổ Hội nghề nghiệp có đăng ký tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều mô hình xây dựng với sản phẩm có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, có hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: Na an toàn xã Hoàng Tiến, Thanh long an toàn xã Hoàng Hoa Thám (TP Chí Linh); Cam VietGAP xã Thất Hùng (TX Kinh Môn); Ổi, Rau VietGAP xã Liên Mạc (huyện Thanh Hà); Rau quả an toàn các xã: Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Phạm Trấn, Lê Lợi (huyện Gia Lộc); Củ đậu an toàn các xã: Đồng Gia, Tam Kỳ, Cẩm La (huyện Kim Thành)…


Đến nay, các cấp Hội trực tiếp xây dựng và quản lý 15 nhãn hiệu tập thể cho nông sản đặc trưng vùng, đồng thời cung cấp thông tin vùng nguyên liệu, thị trường, giá cả; vận động các doanh nghiệp như Công ty GreenFarm Mộc Châu, Công ty Cổ phần nông sản Hưng Việt, Công ty TNHH Rau củ quả an toàn Thanh Hà, hệ thống siêu thị VinMart ... liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 
Hội ND tỉnh trực tiếp xây dựng 07 mô hình điểm Chi, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp - Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, với tổng quy mô 33 ha, có 140 hộ tham gia, gồm: Táo an toàn phường Cộng Hòa (Chí Linh); Gạo Bắc Thơm số 7 an toàn xã Lê Hồng (Thanh Miện); Bưởi an toàn xã Vĩnh Hòa (Ninh Giang); Bí xanh an toàn xã Đồng Lạc (Nam Sách). Đặc biệt là 03 mô hình đạt tiêu chuẩn VietGAP gồm: Cà chua VietGAP xã Nhân Huệ (Chí Linh), Cam VietGAP xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện), Ổi VietGAP xã Thanh Xuân (Thanh Hà). Hiện các mô hình được triển khai đúng tiến độ, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.


Đề án “Xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2020-2023” tại xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc với 03 Dự án, gồm: Dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau súp lơ an toàn”, Hội ND tỉnh chỉ đạo xây dựng và ra mắt mô hình “Chi Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn”, quy mô 8ha, 45 hộ tham gia. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho các hộ tham gia dự án; hỗ trợ một phần kinh phí sản xuất (giống rau, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm) với tổng trị giá 152 triệu đồng.

 
Hiện rau súp lơ đã bắt đầu cho thu hoạch, giá bán trung bình 7.000 đồng/cây súp lơ loại 1 và 4.000 đồng/cây súp lơ loại 2 (cao hơn thị trường trung bình 500 đồng/cây). Tỷ lệ cây đạt loại 1 cao hơn từ 5-10% so với sản xuất đại trà, lợi nhuận trung bình đạt 7.690.000 đồng/sào (cao hơn 700.000 đồng/sào so với sản xuất đại trà).


Dự án “Xây dựng mô hình Hội Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn”: quy mô 6/6 thôn với 149 thành viên tham gia; tổ chức tập huấn kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại nguồn; hỗ trợ 149 thùng ủ rác và 298 kg chế phẩm sinh học để xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón cho các hộ tham gia mô hình, tổng trị giá 119,2 triệu đồng.

 
Dự án xây dựng mô hình “Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”: Chỉ đạo xây dựng mô hình và thành lập Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 50 thành viên viên là các tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở. Hội Nông dân tỉnh tổ chức 04 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 210 người là thành viên BCĐ mô hình và CLB Nông dân với pháp luật; cung cấp tài liệu, hướng dẫn CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ theo kế hoạch 01 lần/tháng.

 
Thực hiện Dự án khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà” tại xã Tân An và Tân Việt, quy mô 10.000 con/vụ, nuôi 2 vụ/năm, có 10 hộ tham gia. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo đầu chuồng đánh giá kết quả vụ thứ nhất ở 16 tuần tuổi, tỷ lệ sống của gà đạt 97,55%, khối lượng trung bình trống mái đạt gần 2kg/con.


Gà có mẫu mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon tương tự gà Ri thuần chủng, dễ tiêu thụ, bán được giá 55.000-60.000 đồng/kg (cao hơn giá gà Chọi lai thương phẩm khoảng 7.000 đồng/kg), lãi trên 20 triệu đồng/1.000 con/vụ. Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành bàn giao 10.000 con gà giống Mía lai Sasso thương phẩm 01 ngày tuổi cho các hộ tham gia dự án nuôi vụ thứ hai.

 
Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các mô hình Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 74 mô hình chi Hội nghề với 2.864 hội viên và 163 mô hình tổ hội nghề nghiệp với 2.739 hội viên.


Chỉ đạo HND các huyện (TP, TX) tăng cường hỗ trợ cho hội viên nông dân tham gia các Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh từ nguốn vốn Quỹ HTND và các tổ chức tín dụng khác; tập huấn chuyển giao KHKT, hướng dẫn liên kết sản xuất; duy trì sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi Hội nghề nghiệp và tổ Hội nghề nghiệp.

 
Hiện toàn tỉnh có 187.041 hộ đăng ký phấn đấu trở thành hộ nông dân SXKD giỏi 4 cấp, đạt 63,7% so với hộ nông dân. Qua bình xét có 129.856 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi 4 cấp (=69,4% so với đăng ký), trong đó: cấp Trung ương là 171 hộ; cấp tỉnh 4.227 hộ; cấp huyện 23.892 hộ; cấp cơ sở 100.566 hộ.

 
Thời gian tới, các cấp hội trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ.


Tăng cường tư vấn, giới thiệu các mô hình sản xuất kinh doanh, giúp quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho nông dân. Hội Nông dân tỉnh tiếp tục xây dựng và nhân rộng một số mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn; mô hình tổ nhóm liên kết và sản xuất nông sản an toàn ...


Chủ động liên kết với doanh nghiệp xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị; kết nối, hướng dẫn nông dân về trình tự, thủ tục thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã. Tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương có chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.
 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1