Thứ sáu, 31/03/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Lâm Đồng: Tăng cường tổ chức các lớp dạy nghề lưu động cho hội viên, nông dân
09:13 - 05/12/2019
(Cổng ĐT HND) - Thời gian qua, Trung tâm đào tạo nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để hoạt động dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân tỉnh phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.
Các ngành nghề đào tạo gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, chất lượng lớp học nghề được học viên và cán bộ, chính quyền địa phương đánh giá cao


Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp nông dân nghèo, nông dân bị thu hồi đất, nông dân thuộc đối tượng chính sách được tiếp cận với những kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, biết cách tự đầu tư sản xuất, tạo việc làm tại chỗ và có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất.


Hiện, Trung tâm Đào tạo nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã trực tiếp phối hợp với Hội ND các huyện, thành phố, các ban, ngành tổ chức 186 lớp dạy nghề ngắn hạn với hơn 14.000 học viên tham gia.


Trong đó, đơn vị đã trực tiếp cấp chứng chỉ cho 182 học viên, cấp chứng nhận cho hơn 1.700 học viên, chủ yếu là các nghề: Sửa chữa máy nông nghiệp, cách ủ phân, bón phân, trồng dâu nuôi tằm, trồng nấm… Trong số đó có hơn 2.000 học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 17% tổng số học viên).


Hàng năm, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch mở lớp với nội dung và thời gian phù hợp với yêu cầu của từng địa phương theo phương châm linh hoạt.


Hầu hết học viên là các hội viên nông dân, con em nông dân vừa tham gia sản xuất vừa học nghề nên tùy vào điều kiện, Trung tâm sẽ tiến hành mở lớp theo 2 hình thức khác nhau.


Đối với những huyện, thành phố gần, Trung tâm sẽ mở các lớp tập trung. Ngược lại, với các xã vùng sâu, vùng xa, trung tâm sẽ mở các lớp lưu động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về ăn, ở, đi lại cho học viên, đồng thời gắn với mô hình thực tiễn tại các cơ sở.


Năm 2020, các cấp Hội sẽ đào tạo nghề cho 300.000 lao động nông thôn, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 26.000 - 27.000 lao động, trong đó 40% để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, 60% để chuyển đổi ngành nghề tại chỗ, cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất phi nông nghiệp và xuất khẩu lao động.


Qua đó, kỹ năng nghề của người nông dân đã được cải thiện, chất lượng cây trồng, năng suất lao động, thu nhập của người nông dân đã tăng lên rõ rệt. Nhờ đào tạo nghề, một bộ phận lao động đã có điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững.


Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp nông dân nghèo, nông dân bị thu hồi đất, nông dân thuộc đối tượng chính sách được tiếp cận với những kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, biết cách tự đầu tư sản xuất, tạo việc làm tại chỗ và có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất.


Đặc biệt, Trung tâm chú trọng đào tạo nghề gắn với mô hình được Quỹ HTND các cấp hỗ trợ vốn nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật gắn với nguồn vốn vay để hội viên, nông dân có đủ điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu và thoát nghèo bền vững bằng chính nghề được đào tạo.


Bên cạnh đó, các cấp Hội đã ký tín chấp với công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng, Công ty vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Trung Thái cung ứng 1.125 tấn phân bón trả chậm trị giá trên 9 tỷ đồng cho hội viên, nông dân.


Các cấp Hội phối hợp với Công ty TNHH TM&DV Trung Thái tổ chức 06 buổi tư vấn về máy nông nghiệp, cách sử dụng bón phân cho 120 cán bộ Hội cơ sở.


Ngoài ra, Hội còn tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đăng tải các tin bài về các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, biểu dương các gương nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh trên Bản tin “Nông dân Lâm Đồng” và Website của Hội...


Hiện nay, tỉnh đã thành lập 225 Hợp tác xã nông nghiệp với 7.011 thành viên. Trong đó,Hội ND các cấp đã xây dựng 73 mô hình kinh tế tập thể. Từ đó, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; vận động hội viên, nông dân phát huy nội lực, khai thác lợi thế tiềm năng đất đai, sử dụng vốn, tăng cường tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật,  tạo vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.


Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động dạy nghề và hỗ trợ nông dân, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.

 
Thanh Ngân
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia gắn với Hội chợ nông sản sạch

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá