Thứ sáu, 29/09/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Duy trì mô hình chăn nuôi lợn bằng chế phẩm sinh học
09:03 - 15/12/2018

(Cổng ĐT HND) - Hoạt động chăn nuôi có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.


Việc thay đổi phương thức trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân





Nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại 02 xã Văn Xá và Hoàng Tây, huyện Kim Bảng được bà con tích cực tham gia. Qua đó vừa giúp người sản xuất tăng thu nhập vừa góp phần bảo vệ môi trường.

 

Môi trường trong chăn nuôi vẫn là vấn đề được nhắc tới như một vấn đề “nóng”, việc di dời các khu chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư tuy đã được quan tâm và chấp hành triệt để, nhưng việc vệ sinh chuồng trại và chất thải trong quá trình chăn nuôi thì chưa được quan tâm một cách đúng mức, bên cạnh đó là các giải pháp về mặt công nghệ chưa thực sự phát huy hiệu quả, phần vì giá thành cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào, phần vì việc áp dụng chưa đồng đều, bên cạnh đó là việc người nông dân thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm nên dễ bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, do đó niềm tin của họ đối với khoa học kỹ thuật bị lung lay, dẫn đến việc áp dụng các quy trình chưa thật sự trở thành vấn đề cốt lõi, họ vẫn dùng các phương pháp, kỹ thuật truyền thống, cho nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, chi phí đầu vào cao, chỉ số chuyển đổi thức ăn (FCR) còn ở mức quá cao.


Đặc biệt là môi trường sống của cộng đồng bị uy hiếp nghiêm trọng, các nguồn nước ngầm bị nhiễm các chủng vi sinh vật có hại như E.Coli, không khí mất đi sự trong lành của các làng quê. Dịch bệnh cũng từ đó có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.


Ngoài ra, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với việc khôi phục giá và đầu ra của sản phẩm. Một trong những nguyên nhân đó là thương hiệu chưa được quan tâm xây dựng, chăn nuôi quy mô nhỏ, giá cả mua bán vẫn do thương lái quyết định là chính, không có hợp đồng mua bán, thậm chí cả hai bên không tôn trọng hợp đồng.


Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh một cách bừa bãi trong chăn nuôi vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và việc kiểm soát chưa mang lại hiệu quả, do đó dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thành phẩm luôn ở mức cao, thậm chí vượt ngưỡng cho phép. Thức ăn chăn nuôi tuy có nhiều nhãn hàng, phong phú về chủng loại nhưng chất lượng không đồng đều, giá lại cao…


Từ đó, chi phí đầu vào bị đẩy lên, thương hiệu bị ảnh hưởng do quy trình nuôi không đảm bảo, sản phẩm làm ra không bán được hoặc phải bán với giá rất thấp, dẫn đến lãi suất và thu nhập của người nông dân trong chăn nuôi không đạt được kỳ vọng, thậm chí lỗ.


Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chăn nuôi cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đi cùng với đó là không ít vấn đề nan giải, nhất là ô nhiễm môi trường và tình trạng sản phẩm chăn nuôi vi phạm tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.


Để khắc phục những vấn đề này, căn cứ đề xuất của Hội ND tỉnh Hà Nam, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến giúp giảm thiểu chi phí đầu vào như thức ăn, các loại thuốc kháng sinh, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của vật nuôi và đảm bảo môi trường sống, TƯ Hội NDVN hỗ trợ hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi lợn thịt tại 02 xã Văn Xá và Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam theo hướng an toàn sinh học với số lượng đàn 240 con gồm 15 hộ hội viên, nông dân tham gia.


Việc thay đổi phương thức trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Hội ND tỉnh tập trung hơn nữa việc phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.


Thời gian tới, Hội ND tỉnh sẽ tập trung khai thác nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững tại các địa phương.


Đồng thời, khai thác nguồn kinh phí từ địa phương, các tổ chức khác để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc liên kết ứng dụng chế phẩm vi sinh vật vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học và bền vững cho môi trường; phối hợp với các cơ quan khuyến nông tổ chức các lớp huấn luyện nông dân nâng cao năng lực cho nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường.


Việc chăn nuôi theo hướng an toàn với các giải pháp đồng bộ sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ngăn chặn được sự lây lan dịch bệnh.


Dự án hướng người nông dân quen dần và tiến tới xóa bỏ tập quán trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung sang sản xuất mô hình tập trung theo hướng an toàn sinh học để quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.


Dự án sẽ là bước khởi đầu cho các giải pháp về mặt công nghệ đối với các sản phẩm nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Thông qua thực hiện dự án góp phần nâng cao năng lực và trình độ khoa học cho bà con.


Mặt khác dự án còn góp phần giúp nông dân thay đổi hành vi, thói quen, tập quán trong sản xuất nông nghiệp, kiểm soát và giảm tối đa việc sử dụng hóa chất, các thành phần vô cơ, các chất tăng trọng trong chăn, trồng trọt, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
 

Toàn Vui
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Những Kỳ Vọng Khi Thủ Tướng Phạm Minh Chính Đối Thoại Với Nông Dân

Bài đọc nhiều nhất

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá