Chủ nhật, 04/06/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp
10:08 - 04/05/2022
 (Cổng ĐT HND) – Những năm qua, bà con nông dân xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) chú trọng phát triển các mô hình liên kết theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững giúp nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm.

Ông Triệu Văn Phúc đang chăm sóc đàn thỏ
 
 

Ông Đặng Ngọc Thao – Chủ tịch Hội ND xã Quảng Hiệp cho biết: Trước đây, bà con liên kết chủ yếu đối với cây cà phê, hồ tiêu thôi, còn giờ rất nhiều mô hình với các lĩnh vực khác nhau.

 
Để hỗ trợ người dân, Hội ND xã thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp, HTX xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, nhằm tạo thị trường tiêu thụ cho sản phẩm ổn định, hoặc có giá thành có lợi cho người nông dân.

 
Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho các hội viên, nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ mua vật tư nông nghiệp, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, các loại giống mới đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đạt năng suất cao, giá cả thu mua phù hợp với thị trường, hoặc có lợi cho người nông dân. Hiện nay, có những mô hình liên kết sản xuất phát triển rất tốt và hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho các hộ dân liên kết.

 
Cuối năm 2021, Hội ND xã Quảng Hiệp đã phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ hồ tiêu Đồng Tâm triển khai liên kết nuôi thỏ thương phẩm với hộ dân ở địa phương.

 
Tham gia Tổ liên kết, người dân được Hợp tác xã cung ứng vốn, công nghệ để phát triển chăn nuôi thỏ thương phẩm và sản phẩm làm ra sẽ được bao tiêu với giá 63.000 đồng/kg. Sau một thời gian triển khai, đã có 10 hộ dân trên địa bàn xã tham gia mô hình liên kết. Hiện, một số hộ dân đã bắt đầu có sản phẩm xuất bán cho Hợp tác xã…

 
Ông Triệu Văn Phúc, một hộ dân liên kết nuôi thỏ, chia sẻ: Liên kết chăn nuôi, ông được công ty cung cấp con giống, hướng dẫn về kỹ thuật và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
 

Hiện, gia đình ông nuôi 17 con thỏ,  bình quân mỗi con đạt trọng lượng 03 kg, với bán giá theo ký kết thì cũng được hơn 190.000 đồng/con, hiệu quả cao hơn rất nhiều so với nuôi gà, nuôi heo.

 
Dù tự tìm hiểu và liên kết với một doanh nghiệp ngoài tỉnh để phát triển mô hình nuôi dúi thương phẩm nhưng anh Đinh Xuân Dũng ở thôn Hiệp Đoàn cũng đã thu được những kết quả tích cực từ hình thức sản xuất này.

 
Hiện nay, anh Dũng đang duy trì gần 100 con dúi lớn nhỏ trong chuồng. Mỗi năm dúi cái đẻ từ 04 lứa, mỗi lứa từ 02 - 04 con. Dúi con nuôi khoảng 06 - 07 tháng là có thể bán làm con giống, còn dúi thương phẩm thì nuôi từ 08 - 09 tháng đã có thể đạt trọng lượng từ 01 - 1,2 kg.

 
Sản phẩm của dúi của gia đình anh được đơn vị liên kết bao tiêu với giá bán theo hợp đồng kinh tế và có tính ổn định cao, (với giá ổn định 555.000 đồng/kg, con giống dao động từ 1,4 – 2,2 triệu đồng/cặp), sau khi trừ hết các chi phí đầu tư, công chăm sóc, mỗi năm gia đình anh cũng có được lợi nhuận khá cao…

 
Anh Dũng, chia sẻ: “Tôi nuôi dúi năm nay là năm thứ 4 rồi, sản phẩm được bao tiêu hết, 05 năm giá bán sẽ thay đổi giá một lần. Năm vừa rồi, gia đình xuất ra thị trường khoảng 70 cặp dúi giống, trong đó riêng đơn vị liên kết là 40 cặp, mỗi cặp bình quân từ 1,6 – 2,2 triệu đồng, trừ chi phí cũng thu được 125 triệu đồng…”.

 
Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều mô hình liên kết trong sản xuất sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với các hình thức liên kết giữa các nhóm hộ với nhau, nông dân với doanh nghiệp, tổ hợp tác, Hợp tác xã.

 
Các ngành, nghề và lĩnh vực liên kết rất đa dạng, phong phú như: Nuôi thỏ, dúi; buôn, bán kinh doanh cây giống, trái cây, sản xuất nông nghiệp sạch… Đặc biệt, một số hộ dân đã chủ động liên kết sản xuất ngay từ khi mới triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

 
Qua hoạt động liên kết sản xuất, nông dân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã đã hỗ trợ nhau về vốn, khoa học kỹ thuật kỹ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả các mô hình, sản xuất kinh doanh.
 

Nhìn chung, sau khi tham gia liên kết giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất và thu nhập của người nông dân ở xã Quảng Hiệp đã được nâng lên đáng kể, doanh thu nhiều hộ đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

 
Có thể nói, liên kết sản xuất là một hướng đi tất yếu của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh phải ứng phó với biến đổi khí hậu như hiện nay.

 
Từ việc liên kết người nông dân có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho gia đình. Đây là tiền đề quan trọng giúp hình thành các chuỗi giá trị nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường.
 
Trung Dũng
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia gắn với Hội chợ nông sản sạch

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá