Thứ sáu, 31/03/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Tập trung tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi
14:59 - 01/11/2021
(Cổng ĐT HND)- Thời gian qua, người chăn nuôi lợn ở thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đang tái đàn để tăng đàn sau dịch.
Bà Đinh Thị Mạnh (trái) bên khu chuồng trại của gia đình


 
Tuy nhiên, do nguồn lợn giống khan hiếm, giá cao và thiếu vốn đầu tư cùng tâm lý e ngại do dịch tái phát khiến việc tái đàn lợn trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn.

 
Bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến khá phức tạp, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh, có tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát trở lại.

 
Để đảm bảo chăn nuôi an toàn, tránh rủi ro, các cơ quan chuyên môn của huyện và chính quyền địa phương đã và đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại phòng tránh mầm bệnh lây lan; tăng cường kiểm soát việc vận chuyển lợn nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan.

 
Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi cần tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, cẩn trọng khi mua con giống tái đàn, thực hiện khử trùng chuồng nuôi thật kỹ và nên nuôi chỉ báo, khi an toàn mới mở rộng quy mô.

 
Gia đình bà Đinh Thị Mạnh ở tổ dân phố Tân Tiến là một trong những hộ chăn nuôi có quy mô lớn ở địa phương. Bà thường duy trì đàn ổn định từ 100 – 200 con lợn trong chuồng, đặc biệt có những thời điểm lên đến 400 con.

 
Dù đã có kinh nghiệm nuôi lợn nhiều năm với quy trình chăm sóc cẩn thận, nhưng những năm gần đây gần như năm nào gia đình bà Mạnh cũng không tránh được thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

 
Riêng trong năm 2020, hơn 100 con lợn của gia đình đồng loạt bị mắc dịch tả lợn châu Phi và buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

 
 Dù rất muốn tái đàn, phục hồi sản xuất song do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan hơn 01 năm nay, chuồng nuôi lợn của gia đình vẫn phải bỏ trống…

 
Nhìn vào những dãy chuồng lợn trống không của gia đình, bà Mạnh nói:“Gia đình tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên… nhưng bị thì vẫn bị thôi, bệnh bình thường còn chữa được chứ dịch là chịu thua. Buồn lắm, ra thấy chuồng trống không thế này là chỉ muốn khóc. Giờ gia đình cũng rất muốn tại lại đàn nhưng không có vốn nên đành chịu…”.

 
Sau một thời gian dài ngừng nuôi lợn do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, bà Nguyễn Thi Dung ở Tổ dân phố Toàn Thắng đã đầu tư mua 03 heo giống về tái đàn. Gia đình cũng muốn nuôi nhiều hơn nhưng vì sợ chuồng nuôi chưa bảo đảm về vệ sinh phòng dịch.
 

Mặt khác, thời điểm này giá lợn giống khá cao, gia đình chưa đủ điều kiện để nuôi với số lượng lớn, cũng như không dám mạo hiểm vì lo sợ dịch tả lợn châu Phi có thể tái phát sẽ bị thiệt hại lớn...

 
Chỉ tay về đàn lợn khiêm tốn của gia đình, bà Dung chia sẻ: “Gia đình có 09 gian chuồng nhưng chỉ mới sử dụng 03 ô thôi, chứ không có điều kiện nuôi hết, với cũng sợ dịch nữa nên không dám mạo hiểm. Trước, tổng đàn lợn của gia đình lên đến mấy chục con mỗi lứa…”

 
Sau một thời gian dài dịch tả lợn châu Phi được khống chế, nhiều hộ chăn nuôi ở thị trấn Ea Pôk đã đầu tư tái đàn, phục hồi sản xuất trở lại. Thế nhưng, từ đầu tháng 09/2021 đến nay, dịch tái bùng phát trở lại khiến người dân đứng ngồi không yên.

 
Tại địa phương có 03 hộ có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, với 47 con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy, tổng trọng lượng hơn 4.000 kg. Đây cũng là một trong những địa phương thiệt hại lớn trên địa bàn huyện, chỉ sau xã Ea Kiết, Ea Kpam và Quảng Tiến.
 

Theo tìm hiểu, nhìn chung người chăn nuôi vẫn lo ngại và dè dặt trong việc tái đàn lợn, đa số người dân chỉ tái đàn với số lượng ít; một số hộ chăn nuôi có quy mô lớn thì cố gắng phòng dịch để giữ ổn định đàn lợn tại thời điểm này.

 
 Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có thuốc điều trị đăc hiệu và vắc xin phòng bệnh, virus tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền bệnh đa dạng, khó kiểm soát. Mặt khác, nguồn cung con giống khan hiếm, giá giống cao khiến việc tái đàn lợn trên địa bàn thị trấn gặp nhiều khó khăn…
 

 Bà Cù Thị Liên – Cán bộ thú y thị trấn Ea Pôk cho biết:“Nhiều hộ chăn nuôi 06 tháng sau dịch đã thực hiện tái đàn, họ chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng; sát trùng, khử khuẩn chuồng nuôi trước và sau khi đưa heo về. Nói chung, cũng không có hộ nào tái đàn ồ ạt cả, thường là 01 - 02 con, rồi 05 - 07 phát phát triển dần dần thôi, chủ yếu vẫn là sử dụng con giống do lợn nái của gia đình đẻ ra, do vậy, mà tổng đàn tăng chậm…”.



 
Trung Dũng
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia gắn với Hội chợ nông sản sạch

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá