Chủ nhật, 11/06/2023 (GMT+7)
Giá nông sản
Hội ND Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức trên 23.700 cuộc tuyên truyền pháp luật
16:43 - 28/08/2019
(Cổng ĐT HND)- Thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, 15 năm qua (2003-2018), các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 23.701 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 1,3 triệu cán bộ, hội viên, nông dân; phối hợp tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho trên 23 nghìn lượt hội viên, nông dân.
Hội ND cấp tỉnh và huyện đã thành lập được 89/108 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 2.627 thành viên (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)


Hàng năm, Hội ND tỉnh đều có kế hoạch triển khai phổ biến giáo dục pháp luật. Hội ND phối hợp với Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã xây dựng Kế hoạch liên tịch phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ đoàn thể cơ sở. Theo đó, các cấp Hội phối hợp với các sở, ngành cùng cấp, đặc biệt là Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tổ chức các hoạt động như: Tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật, nói chuyện chuyên đề pháp luật, Hội thi Nông dân tìm hiểu pháp luật…
 
 
Đến nay, Hội ND tỉnh trực tiếp tổ chức và phối hợp tập huấn được 193 lớp kỹ năng tuyên truyền về Chỉ thị 32-CT/TW, Thông báo 74- TB/TW, Kết luận 04-KL/TW, Nghị quyết 48-NQ/TW; vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; Luật đất đai (sửa đổi), Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Luật bảo hiểm y tế (sửa đổi), Luật Biển Việt Nam, Luật biên giới quốc gia, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, Luật đất đai 2013, Luật khiếu nại, Luật tố cáo… cho 12.734 học viên là cán bộ Ban chấp hành Hội ND cơ sở, cộng tác viên, tuyên truyền viên và hội viên, nông dân.
 
 
Việc tuyên truyền được lồng ghép trong cuộc họp Ban thường vụ (mở rộng), họp Ban chấp hành Hội ND cấp huyện hàng tháng, đối tượng là chủ tịch và phó chủ tịch Hội ND cơ sở. Cấp tỉnh thống nhất chọn ngày 25 hàng tháng để sinh hoạt ngày pháp luật. Đối với cơ sở thông qua một số hình thức như: Hội nghị, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, tham gia hội thi Nông dân tìm hiểu pháp luật, viết bài, đưa tin…Treo khẩu hiệu tuyên truyền với trên 1.000 băng rôn tại các trụ sở cơ quan Hội ND các cấp.
 
 
Ngoài ra, Hội còn tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, cụm dân cư, cộng tác tin với đài truyền thanh, loa phát thanh, tập huấn, các mô hình câu lạc bộ như:  Câu lạc bộ “Gia đình nông dân phát triển bền vững”, Câu lạc bộ “Gia đình không có người thân mắc các tệ nạn xã hội”...
 
 
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL Hội ND tỉnh còn chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức tập huấn pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân.
 
 
Hội ND tỉnh trang bị 11 tủ sách, 08 bộ âm pli, 04 máy vi tính cho các mô hình câu lạc bộ phục vụ công tác tuyên truyền PBGDPL.
 
 
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp tiếp nhận và cấp phát 24.895 đầu sách pháp luật và sổ tay pháp luật các loại; cấp phát 333.695 tờ gấp pháp luật các loại nguồn từ TW Hội NDVN và các sở, ngành cùng cấp phục vụ cho công tác tìm hiểu pháp luật của hội viên, nông dân. Hiện 108 cơ sở Hội đều có tủ sách pháp luật.
 
 
Định kỳ 6 tháng và hàng năm Hội ND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra, giám sát thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh và báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 32. Hội ND cấp tỉnh và huyện đã tham gia trên 20 lượt góp ý, phản biện đối với các dự thảo Luật, chương trình, kế hoạch nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật.
 
 
Là thành viên của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, huyện, Hội ND các cấp đã thể hiện tốt vai trò của tổ chức mình đối với cán bộ, hội viên, nông dân trong phối hợp hoạt động theo Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Sóc Trăng (Quyết định số 1645/QĐTC-CTUBND).
 
 
Hội đã đề xuất các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả công tác PBGDPL. Những đề nghị của Hội ND tỉnh (kể cả các thành viên ở ban, ngành) được Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác PBGDPL trong hệ thống Hội ND các cấp.
 
 
Việc đổi mới, áp dụng các hình thức, mô hình PBGDPL phù hợp, có hiệu quả được lãnh đạo Hội quan tâm thực hiện. Trong đó, Hội chú trọng hướng mạnh hoạt động PBGDPL về cơ sở, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở. Việc lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở với PBGDPL trở thành một trong các hình thức đổi mới PBGDPL trong giai đoạn hiện nay.
 
 
Mười lăm năm qua, Hội ND các cấp phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp tiếp nhận 20.323 đơn, phân loại và hòa giải thành 15.468, tỷ lệ hòa giải thành đạt 76%. Kết quả đó cho thấy việc nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân ngày càng được coi trọng.
 
 
Bên cạnh đó, Hội xác định nội dung trọng tâm cần PBGDPL và lựa chọn các hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng, địa bàn như: PBGDPL trên phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục pháp luật thông qua tài liệu pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, lồng ghép PBGDPL trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này và các hình thức PBGDPL khác...
 
 
Hàng năm, Hội ND các cấp phối hợp các sở, ban, ngành cùng cấp tổ chức Hội thi “Nông dân tìm  hiểu pháp luật”, “Hội thi tuyên truyền viên giỏi”. Đến nay, cấp huyện đã tổ chức được 150 cuộc, có 15.868 cán bộ, hội viên tham gia và cỗ vũ; cấp tỉnh tổ chức 15 cuộc thu hút trên 3.000 lượt cổ động viên tham gia cổ vũ. Thông qua hội thi nhiều thông điệp pháp luật được truyền tải đến hội viên, nông dân.
 
 
Hội ND cấp tỉnh và huyện đã thành lập được 89/108 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” với 2.627 thành viên. Đồng thời xây dựng được mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật gắn với xây dựng mô hình câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”. Hội phân công mỗi ấp, khóm phải có từ 5-7 người làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cộng đồng dân cư. Đặc biệt, có 748 Chi hội trưởng nông dân làm nòng cốt vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, đồng thời là thành viên tổ hòa giải ở ấp, khóm.
 
 
Hội ND tỉnh còn xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân ở từng cấp. Trong đó, có 03 báo cáo viên pháp luật Hội ND tỉnh, 11 báo cáo viên Hội ND huyện;  01 thành viên Hội đồng PBGDPL cấp tỉnh, 11 thành viên cấp huyện; 108 thành viên Hội đồng giải quyết đất đai cấp cơ sở; 748 chi Hội trưởng là thành viên tổ hòa giải.
 
 
Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW, Nghị quyết số 61, Quyết định số 705 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong thực hiện công tác PBGDPL; coi công tác tuyên truyền, PBGDPL là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị; phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật mà Hội ND các cấp là thành viên; lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của hội viên, nông dân, phù hợp lứa tuổi, đặc thù của địa phương.

Huy Hùng
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Chương trình gặp gỡ hữu nghị nông dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia gắn với Hội chợ nông sản sạch

Bài đọc nhiều nhất

Tỷ giá

Giá vàng (ĐVT: tr đồng/lượng)
Loại
Mua vào
Bán ra
Tỷ giá