image banner
Bình Thuận: 90% học viên có việc làm sau học nghề
Lượt xem: 801
(Cổng ĐT HND) - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp Hội chú trọng triển khai thực hiện và ngày càng phát huy hiệu quả. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, các học viên đều phát huy được nghề đã học hoặc được tuyển dụng vào làm trong các doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Đa số học viên sau khi học nghề đều có việc làm

Bình Thuận hiện có trên 300.000 lao động ở nông thôn, phần lớn lao động nông thôn trước đây sản xuất theo tập quán, mùa vụ nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập và đời sống của người dân còn khó khăn.


Một trong những cách làm mang lại hiệu quả trong công tác dạy nghề của Bình Thuận là thực hiện mô hình dạy nghề lưu động cho nông dân, nhất ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.


Tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nhằm truyền đạt kỹ thuật: Trồng, chăm sóc cao su, cây thanh long, đan lát, dệt thổ cẩm, may công nghiệp tạo điều kiện cho lao động nông thôn có thêm kiến thức, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả.


Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết, phối hợp đào tạo lớp chuyên ngành: Lái xe, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, thú y, mộc dân dụng. Nhờ vậy, hơn 92% lao động ở nông thôn sau học nghề có việc làm. 


Năm 2018, Trung tâm Dạy nghề &Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức 14 lớp dạy nghề cho 470 học viên. Hội ND cấp huyện phối hợp các Trung tâm Dạy nghề mở 145 lớp cho 6.163 học viên.


Số học viên sau khi học nghề đều có việc làm trên 90%. Ngoài ra, Trung tâm Dạy nghề &Hỗ trợ nông dân tỉnh còn phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGap; tổ chức các hội thảo về phân bón giúp hội viên, nông dân nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất.


Để đạt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm Dạy nghề &Hỗ trợ nông dân tỉnh đăng ký và được Sở Lao động TB&XH cấp giấy chứng nhận đào tạo 18 nghề gồm: Chăm sóc cây cảnh; chế biến thuỷ sản; nuôi trồng thuỷ sản; chăn nuôi; thuyền, máy trưởng hạng 4; thuyền, máy trưởng hạng 5; tin học văn phòng; bảo vệ thực vật; trồng cây ăn quả, cây lương thực, cây tiêu, trồng và chăm sóc thanh long.


Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân tỉnh liên kết với Trường Cao đẳng Dược Hà Nội - Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tuyển sinh và dạy 03 lớp cao đẳng dược cho 70 học viên là con em hội viên, nông dân.


Hiện, Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ nông dân tỉnh đang tìm kiếm, mời doanh nghiệp liên kết để phát huy hiệu quả trụ sở Trung tâm.       

 
Nhằm đẩy mạnh công tác dạy đào tạo nghề, các cấp Hội còn tăng cường hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển các mô hình. Năm 2018, toàn tỉnh vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND đạt trên 1.791,741 triệu đồng.


Trong đó, nguồn vốn cấp tỉnh tăng 852,888 triệu đồng; cấp huyện 253,460 triệu đồng; cấp cơ sở vận động được 685,393 triệu đồng; Trung ương uỷ thác 13.400 triệu đồng nâng tổng nguồn vốn hiện đạttrên 28.423,965 triệu đồng.


Kết quả sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND (3 cấp): Tổng dư nợ đạt 25.724 triệu đồng/2.167 hộ vay/705 dự án, có 352 đơn vay ngắn hạn (vốn cấp xã, huyện quản lý).
Các cấp Hội phối hợp ngân hàng CSXH cho 28.815 hộ vay 698,016 tỷ đồng thông qua 687 tổ TK&VV; phối hợp với ngân hàng NN & PTNTcho nông dân vay sản xuất dư nợ đạt 10.383,548 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 59,4% so với tổng dư nợ cho vay của ngân hang NN&PTNT trên địa bàn tỉnh; trong đó dư nợ cho vay qua Tổ vay vốn do Hội ND quản lý đạt 1.999,393 tỷ đồng/1.076 Tổ vay vốn/29.513 thành viên.


Ngoài ra, nguồn vốn từ Liên minh Hợp tác xã tỉnh chuyển sang 650 triệu đồng cho vay hỗ trợ phát triển 12 Tổ hợp tác do Hội hướng dẫn, thành lập.


Nhiều cơ sở Hội hình thành nhiều tổ tương trợ giúp nhau về vốn cho vay với mức lãi thấp hoặc không tính lãi, như: Hội ND xã Đức Bình (huyện Tánh Linh) thành lập Quỹ tương trợ với tổng số vốn hơn 2 tỷ đồng, Hội ND xã Bắc Ruộng (huyện Tánh Linh) huy động 62 hộ tham gia đóng góp được số vốn 600 triệu đồng giúp nhiều hộ vay vốn giải quyết việc làm, mua phân bón, đầu tư sản xuất kịp thời vụ.


Nhờ các nguồn vốn, nhiều hộ nông dân đã mở rộng quy mô sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, có thêm việc làm và có nhiều hộ từ khó khăn vươn lên, thoát  nghèo, làm giàu.


Nhằm hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, Hội ND các cấp phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 732 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, về: Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng thuốc BVTV, trồng, chăm sóc cây bắp lai, phòng bệnh trên cây lúa, kỹ thuật chăm sóc mủ cao su, bảo quản thủy sản sau khi đánh bắtcho 53.972 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.


Hội ND thành phố Phan Thiết nghiệm thu đề tài ứng dụng kỹ thuật chăm sóc, cấy ghép hoa sứ Thái Lan trên các giống sứ thông thường; đăng ký thực hiện đề tài khoa học công nghệ giống chuối Nam Mỹ tại xã Tiến Thành và Thiện Nghiệp.


Các cấp Hội phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng cho hội viên, nông dân trên 255 tấn phân bón các loại, 9,5 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 5.079 tấn lúa giống, 139.812 bóng compact.


Nhằm vận động, hướng dẫn  nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh ký kết Chương trình phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn; phối hợp các ngành liên quan triển khai thực hiện Dự án phát triển Hợp tác xã Việt Nam (VCED).


Ngoài ra, Hội trực tiếp hướng dẫn, thành lập mới 42 Tổ hợp tác, 06 Hợp tác xã/10 huyện, thị, thành phố; nâng tổng số 206 Tổ hợp tác và 27 Hợp tác xã do Hội trực tiếp hướng dẫn, thành lập). Các Tổ hợp tác, Hợp tác xã bước đầu hoạt động hiệu quả.


Nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với thực hiện các chính sách xã hội đối với nông dân, thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực chủ động phối hợp với các công ty, doanh nghiệp, chính quyền địa phương làm tốt công tác dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt chú trọng tới hoạt động hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm của nông dân.
 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1