image banner
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp
Lượt xem: 1194
(Cổng ĐT HND)- Nhằm triển khai thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo làm cơ sở để các cấp Hội Nông dân triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn. Việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các cấp Hội đã đi vào nề nếp, ổn định.
Các học viên tham gia thực hành tại các trang trại

Nhu cầu học nghề và số lao động nông thôn đăng ký học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của Hội đều tăng đều qua các năm. Bước đầu lao động nông thôn đã có nhận thức sâu sắc hơn về học nghề để mưu sinh, để phát triển sản xuất, để tìm được việc làm, học theo nhu cầu của bản thân, gia đình và của xã hội.
 

Các cấp Hội thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của Đề án. Việc tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn của Hội Nông dân Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức của nông dân về đào tạo nghề gắn với tạo việc làm trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

 
Các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của hệ thống Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập thực tế cho lao động nông thôn; đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu trang bị kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp cho các đối tượng học nghề.

 
Qua đó, nông dân đã tăng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, phấn đấu vươn lên để trở thành các hộ sản xuất kinh doanh khá, giỏi và hỗ trợ cho các hộ nông dân trên cùng địa bàn.

 
Công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn của Hội Nông dân Việt Nam đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Hội; khẳng định Hội Nông dân Việt Nam là một lực lượng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn như: Công tác tuyên truyền, vận động; tư vấn về đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn của một số cấp Hội còn hạn chế, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí cho mục tiêu còn ít, nhận thức của một bộ phận cán bộ Hội và hội viên nông dân chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ.

 
Lao động nông thôn trước và sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, từ ngân hàng Chính sách xã hội… còn ít. Nguyên nhân là do thủ tục vay còn khó khăn đối với một số đối tượng, nguồn vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm được bổ sung hàng năm rất hạn chế.

 
Do đó, lao động nông thôn sau học nghề khó tiếp cận được nguồn vốn vay này. Mặc dù hiện nay Hội Nông dân Việt Nam đang quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (khoảng trên 2.000 tỷ đồng) để cho vay theo các mô hình sản xuất tiên tiến của nông dân, nhưng nguồn vốn này cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu của lao động nông thôn trước và sau khi học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề thuộc hệ thống Hội.


 Năng lực của cán bộ Hội Nông dân còn hạn chế, nhất là trong việc hướng dẫn phát triển các mô hình kinh tế gắn với yêu cầu đào tạo nghề cho người nông dân; hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị và sức cạnh tranh cao còn chậm; Phối hợp nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhất là trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản còn hạn chế...

 
Thời gian tới, các cấp Hội đẩy chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề.
 

Tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
 

Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực của cán bộ Hội Nông dân các cấp trong việc hỗ trợ nông dân học nghề, hướng dẫn phát triển các mô hình kinh tế gắn với yêu cầu tổ chức đào tạo nghề cho người nông dân có hiệu quả.


Từng bước góp phần tạo ra xã hội học tập, hình thành ý thức và thói quen của người nông dân trong việc ưu tiên học nghề, liên kết trong sản xuất và có tri thức để từng bước thích nghi, vươn lên theo yêu cầu của thời đại.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1