image banner
Hội ND Phú Thọ: Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn
Lượt xem: 424
(Cổng ĐT HND)- Qua 10 năm triển khai thực hiện chỉ thị 19-CT/TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chủ động bám sát  các văn bản cấp trên để triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng các lớp dạy nghề phù hợp với nhu cầu của người dân, tạo cơ hội cho lao động nông thôn nhất  là lao động dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, lao động thuộc các hộ nghèo và hộ mất  đất sản xuất có cơ hội tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua học nghề, tự tạo việc làm, tự tìm được việc làm, từng bước sản xuất hàng hóa, phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH nông  nghiệp, nông thôn và thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. 
Nông dân được đào tạo nghề tại chỗ

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh giao cho Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp hàng năm phối hợp với Hội Nông dân các cấp và chính quyền địa  phương tổ chức tuyền truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về đào tạo nghề, tư vấn nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra còn tuyên truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng, báo, đài phát thanh, qua các buổi sinh hoạt hội viên nông dân tại các khu dân cư, tuyên truyền trên cuốn thông tin công tác Hội và trang thông tin điện tử.  


Thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của người dân về công  tác dạy nghề cho lao động nông thôn từ đó thu hút được lao động nông thôn tham gia  lớp dạy nghề do các ngành, các cấp tổ chức góp phần nâng cao chất lượng nguồn  nhân lực, tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội. 


Hàng năm, Trung tâm tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề và đào tạo nghề cho hội viên nông dân trên địa bàn toàn tỉnh để việc tổ chức dạy nghề, truyền nghề sát với thực tế của  từng địa phương, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm sau học nghề cho LĐNT theo chỉ tiêu nhà nước giao hàng năm.


Trong 10 năm từ 2012 – 2021, Trung tâm đã tổ chức tư vấn cho trên 8.000 lượt lao động nông thôn. Các nghề được đào tạo phù hợp với thế mạnh của từng địa phương như nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn; may công nghiệp; trồng rau an  toàn…

 
Trung tâm Dạy nghề mở được 143 lớp dạy nghề cho 5.027 học viên đạt 100% so với chỉ tiêu giao. Trong đó:  Trình độ đào tạo sơ cấp nghề : 133 lớp với 4.681 học viên.  Trình độ đào tạo nghề dưới 3 tháng: 10 lớp 350 học viên. Loại hình đào tạo: Tập trung tại địa phương. 


Số học viên tốt nghiệp ra trường trong giai đoạn 2012 - 2015 là: 2.062 học viên Trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo đề án 1956 là: 17 lớp với 557 học viên. Số lao động nông thôn thuộc hộ nghèo tham gia học nghề là 108 người. Số lao động nông thôn là người có công tham gia học nghề là 25 người.  Số lao động nông thôn là người dân tộc tham gia học nghề là 53 người. Số lao động nông thôn bị thu hồi đất tham gia học nghề là 3 người. Số lao động nông thôn khác tham gia học nghề là 359 người.

 
Số học viên tốt nghiệp ra trường trong giai đoạn 2016 - 2021 là 2.965 học viên. Số học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm giai đoạn 2012 - 2015 đạt là  85%, bằng 1.752 học viên. Số học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm giai đoạn 2016 - 2021 đạt  92% bằng 2.727 học viên.
 

Các học viên sau khi được đào tạo, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và GDNN phối  hợp với một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức giới thiệu vào làm việc  tại doanh nghiệp (đối với nghề phi nông nghiệp như: may công nghiệp, có trên 90%  số học viên tốt nghiệp làm việc tại các cơ sở may mặc trên địa bàn tỉnh ).


Đối với  nghề nông nghiệp đa phần các học viên học xong tự tạo việc làm tại gia đình, như chăn nuôi quy mô lớn, mở rộng xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn  tại gia đình, một số hội viên sau khi học xong cũng được tuyển dụng vào làm các  trang trại và có thu nhập ổn định. 


Có thể nói, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã mang lại hiệu quả nhất định. Từ chỗ phải tìm kiếm các lớp học nghề thì nay người dân có thể dễ dàng  tiếp cận với các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu cá nhân. Các nghề được đào tạo phù hợp với thế mạnh của từng địa phương như nuôi và phòng trị bệnh  cho trâu, bò; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn; may công nghiệp; Trồng rau an  toàn…


Ngoài ra cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Hội cũng phát huy tính chủ động trong việc tạo mối liên hệ gắn kết với các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương,  mở rộng mối liên hệ hợp tác với các doanh nghiệp từ khâu đào tạo, giải quyết việc  làm, liên kết cung ứng lao động, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người lao động sau  học nghề... góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao  động trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo tại địa phương. 
 
 
 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1