image banner
Sản phẩm OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
Lượt xem: 1782

(Cổng ĐT HND)- Thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh (OCOP), cả nước phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; ít nhất 50% số làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP...
Sản phẩm OCOP có mặt tại các Hội chợ triển lãm nông nghiệp

Trong giai đoạn 2018-2020, cả nước đã huy động được 22.845 tỷ đồng triển khai Chương trình OCOP. Đến nay, cả nước có 59 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Kết quả, đã có 4.469/6.210 (chiếm 72%) sản phẩm tham gia Chương trình được công nhận đạt 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020 đặt ra).


Sau 2 năm triển khai Đề án,  giai đoạn 2019-2020, Chương trình OCOP Nghệ An đã có 16/21 huyện, thành, thị tổ chức đánh giá, phân hạng và có sản phẩm đạt hạng sao. Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2019-2020 cho Chương trình OCOP đạt 117.958 triệu đồng. Toàn tỉnh đã có 113 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên (vượt 25,6% so với mục tiêu giai đoạn 2018-2020); trong đó, có 87 sản phẩm đạt 03 sao chiếm 77,0%; có 26 sản phẩm đạt 4 sao chiếm 23%.


Số lượng chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP trong 02 năm 2019-2020 là 106 chủ thể, trong đó có 75 chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3 sao đến 4 sao, gồm: 27 hợp tác xã; 21 doanh nghiệp; 6 cơ sở sản xuất: 9 tổ hợp tác; 12 hộ sản xuất kinh doanh doanh. Trong đó, khu vực đồng bằng có 40 chủ thể/72 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên; khu vực miền núi có 35 chủ thể/41 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên.


Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, toàn tỉnh hiện có 68 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được đánh giá từ 3 - 4 sao, nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản. Đối với các sản phẩm OCOP làng nghề truyền thống, Bạc Liêu có 10 làng nghề như đan lát, dệt chiếu, rèn dao, mộc… Nhiều sản phẩm OCOP đã xây dựng trở thành sản phẩm đặt trưng của địa phương phục vụ phát triển du lịch, như: mực một nắng, mực sấy khô, mực tẩm gia vị, mực chiên bột…


Từ sự lan tỏa của chương trình, nhiều nông sản, sản phẩm làng nghề, đặc trưng của địa phương đã được các chủ thể đầu tư, phát triển sản xuất trở thành sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân.


Đến nay tỉnh Bình Định có 101 sản phẩm của 91 tổ chức kinh tế được đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP; trong đó có 6 sản phẩm hạng tiềm năng 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 85 sản phẩm 3 sao.


Hiện nay, ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham gia chương trình, nhiều sản phẩm được công nhận OCOP; các sản phẩm khi tham gia chương trình này có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất; thị trường bán sản phẩm OCOP cũng được mở rộng đến các tỉnh, thành trong cả nước.


Thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm, đến nay tỉnh Hải Dương đã có 128 sản phẩm OCOP. Trong đó có 65 sản phẩm đạt 4 sao, 61 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đang đề nghị Trung ương công nhận là sản phẩm 5 sao.
Thời gian qua, việc thực hiện Chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo sức bật phát triển kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.


Toàn huyện Tứ Kỳ có khoảng 500 ha diện tích khai thác rươi, tập trung ở các xã ven sông Thái Bình như An Thanh, Cộng Lạc, Nguyên Giáp, Quang Trung, Bình Lăng. Năm 2019, sản phẩm rươi cấp đông của huyện Tứ Kỳ được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.


Còn tại huyện Thanh Hà, năm 2020, huyện nằm trong tốp đầu các địa phương có sản phẩm OCOP đạt thứ hạng cao. Ngoài 7 sản phẩm đạt 4 sao, 2 sản phẩm 3 sao, thì vải tươi Lychee Queen là một trong 2 đại diện của tỉnh được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP 5 sao.


Hiện tại, toàn tỉnh có 58 chủ thể tham gia OCOP năm 2021 với 95 sản phẩm. Các địa phương có nhiều sản phẩm được đăng ký là TP. Hải Dương (17 sản phẩm), TP. Chí Linh (14 sản phẩm), thị xã Kinh Môn (12 sản phẩm)...


Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu có trên 400 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP nhưng thành phố đã thực hiện được 595 sản phẩm, vượt chỉ tiêu đề ra. 


Đến nay, 100% quận, huyện, thị xã đã triển khai thực hiện theo chỉ đạo của thành phố. Để bảo đảm mục tiêu đề ra, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP thành phố đã phối hợp với đơn vị tư vấn, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và tiếp nhận hồ sơ, đánh giá, phân hạng sản phẩm năm 2021.


Có thể nói, Hà Nội là địa phương đầu tiên áp dụng phần mềm đánh giá sản phẩm OCOP năm 2021. Mặc dù, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, đến nay, Hà Nội đã có 595 sản phẩm được đánh giá phân hạng, trong đó có 162 sản phẩm tiềm năng 3 sao; 429 sản phẩm tiềm năng 4 sao; 7 sản phẩm 5 sao...
 

Mục tiêu Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.


Chương trình cũng ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể OCOP là các doanh nghiệp; có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương.


Tỉ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hành hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;…); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP…


Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng, xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1