image banner
Thanh Hóa: Tích cực tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội
Lượt xem: 1072
(Cổng ĐT HND) – Nhờ xác định rõ vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trong việc triển khai các hoạt động Hội, những năm qua, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh thường xuyên quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo các cấp Hội tích cực phối hợp với ngành chức năng trên địa bàn tổ chức triển khai để hoạt động này đạt kết quả.

Thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội, các cấp Hội kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân để nêu những kiến nghị, đề xuất tới các cấp, các ngành liên quan xem xét và có biện pháp tháo gỡ

 
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các huyện, thành, thị Hội xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm thực tế của từng địa phương để xác định nội dung giám sát trên một số lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến hội viên, nông dân.

 
Căn cứ theo nội dung chỉ đạo của Trung ương Hội cũng như các văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy về việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã tổ chức quán triệt, học tập cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan Hội ND tỉnh, cán bộ chủ chốt Hội ND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để chỉ đạo việc triển khai thực hiện giám sát và phản biện xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

 
Kết quả, Hội ND tỉnh đã phối hợp tổ chức 08 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác giám sát và phản biện xã hội cho 1.050 lượt cán bộ Hội các cấp. Qua đó, giúp cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp được trang bị thêm kiến thức, kĩ năng để có sự thống nhất về nhận thức, phương pháp cũng như cách thức thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Trên cơ sở đó, thực hiện tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân.

 
Nội dung tập huấn chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như: Giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; giám sát các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; các chính sách, chương trình, dự án trong xây dựng nông thôn mới; cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tuyên truyền về các hoạt động, gương điển hình tiêu biểu trong tổ chức thực hiện giám sát và phản biện xã hội…

 
Nhờ đó, công tác giám sát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn bước đầu đã đi vào nề nếp. Cùng với sự phối hợp của các Ban, ngành, đoàn thể ở địa phương cũng đã góp phần đưa hoạt động giám sát trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp trở thành hoạt động thường xuyên, chủ động. Qua đó, nhận thức của hội viên, nông dân được nâng cao, giúp bà con sử dụng đúng, hiệu quả các sản phẩm vật tư nông nghiệp.

 
Cùng với đó, hàng năm, công tác kiểm tra, giám sát được các cấp Hội xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; kiểm tra giám sát hoạt động Quỹ HTND, vốn vay ủy thác ngân hàng CSXH tới Hội ND các xã, thị trấn trên địa bàn.

 
Trong năm 2021, các cấp Hội tổ chức 2.924 cuộc kiểm tra, giám sát công tác Hội và phong trào nông dân. Cụ thể: Cấp tỉnh tổ chức 71 cuộc; cấp huyện tiến hành 359 cuộc; cấp cơ sở thực hiện 2.494 cuộc. Nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào: Việc chấp hành Điều lệ Hội; triển khai thực hiện các Nghị quyết; công tác Hội và phong trào nông dân; công tác tài chính của Hội; tổ chức rà soát hội viên, nông dân trong toàn tỉnh để có đánh giá khái quát về số lượng và chất lượng hội viên...

 
Thực hiện Quyết định 218 của Bộ Chính trị (khóa XI), công tác xây dựng Đảng cũng được các cấp Hội thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Hội ND tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, tuyên truyền về Luật bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp…

 
Các cấp Hội trong tỉnh đã tham gia phản biện, đóng góp ý kiến vào 1.046 văn bản của cấp ủy, chính quyền các cấp. Qua đó, Hội đã kiến nghị, đề xuất được 1.895 lượt ý kiến vào các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương.

 
Mặt khác, các cấp Hội đã tích cực phối hợp với chính quyền cùng cấp và các tổ chức thành viên thông qua quy chế phối hợp công tác nhằm đa dạng hoá các hình thức tập hợp hội viên, nông dân và các tầng lớp nhân dân; triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật và các phong trào thi đua yêu nước, tham gia tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, phối hợp công an tuyên truyền, vận động góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan…

 
Thời gian tới, để hoạt động giám sát, phản biện xã hội ngày càng đi vào thực chất và mang lại hiệu quả, các cơ quan liên quan cần có những hành động cụ thể, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ để thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi tổ chức. Hội ND tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ các ban, ngành trong việc chỉ đạo, giám sát phản biện xã hội. Đồng thời, vận động hội viên, nông dân mạnh dạn phản ánh, nêu kiến nghị về việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật lên tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách phù hợp.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1